Răng sứ trong nha khoa hiện đại ngày nay đảm nhận hai nhiệm vụ: phục vụ mục đích điều trị, phục hồi chức năng ăn nhai và góp phần cải thiện màu sắc, hình dáng của răng, để nụ cười trở nên đẹp hơn. Nhiều người cho rằng răng trắng và đều là đủ trong nha khoa thẩm mỹ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, hai yếu tố đó chưa đủ để đánh giá thành công của răng sứ thẩm mỹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ 8 tiêu chuẩn của răng sứ thẩm mỹ, phù hợp với khuôn mặt, đảm bảo chức năng ăn nhai, cũng như sức khỏe răng miệng.

Mục lục [Hiển thị]
Hình dáng răng sứ
Ít ai biết rằng răng sứ có rất nhiều hình dáng khác nhau. Răng sứ thẩm mỹ cần đảm bảo hình dáng phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt, cá tính, đặc điểm, hàm răng và nụ cười của bạn.
Răng sứ tự nhiên: Phù hợp với người thích sự nhẹ nhàng, kín đáo, không thích nổi bật.
Răng sứ dáng oval: Thích hợp cho doanh nhân, người yêu thích phong cách thanh lịch, sang trọng.
Răng sứ dáng vuông: Rất phổ biến với nam giới, nhờ vẻ ngoài mạnh mẽ.
Răng sứ thỏ: Được giới trẻ ưa chuộng, vì nét đáng yêu, tinh nghịch.
Răng sứ dáng sexy: Dành cho người thích sự nữ tính, quyến rũ, thu hút mọi ánh nhìn.
Màu sắc của răng sứ
Răng sứ (mão sứ hoặc veneer) giúp thay đổi hình dáng, kích thước và diện mạo của răng, nhưng quan trọng nhất là màu sắc phải tự nhiên như răng thật. Để đạt vẻ đẹp tự nhiên, màu giữa răng thật và răng sứ cần đồng nhất. Nếu làm răng sứ toàn hàm, bạn có thể chọn màu răng theo sở thích.

Chất liệu sứ
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại răng sứ khác nhau, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào mục đích điều trị. Để có răng sứ thẩm mỹ, bạn cần được bác sĩ tư vấn loại sứ phù hợp với nhu cầu, kinh tế và tình trạng răng. Chất liệu sứ chất lượng, đảm bảo độ bền và khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số cơ sở nha khoa, spa, thẩm mỹ viện dùng răng sứ giá rẻ, không rõ nguồn gốc, gây viêm nhiễm, sưng tấy nướu, đổi màu lợi.
Khớp cắn chuẩn
Sở hữu hàm răng có khớp cắn chuẩn, giúp khuôn mặt cân đối, cải thiện chức năng ăn nhai, đảm bảo sức khỏe tối đa. Người có khớp cắn chuẩn, sẽ có sự cân bằng ở trán, mắt, mũi, cằm, tạo cảm giác hài hòa ở cả góc nghiêng và chính diện. Sau khi làm răng sứ, cần đảm bảo ăn nhai bình thường, cảm giác như răng thật và khớp cắn đều.
Nhóm răng cửa: 2 răng nanh và 4 răng cửa trên sẽ phủ ra ngoài 4 răng đối xứng ở hàm dưới, theo tỷ lệ chuẩn. Răng cửa dưới tiếp xúc khoảng 2/3 mặt trong răng cửa trên.
Nhóm răng hàm: Khi cắn, các răng hàm 4,5,6,7 sẽ tiếp xúc nhẹ nhàng trên mặt nhai, không bị lệch, hoặc vênh, mỗi răng đối xứng với răng cùng vị trí ở hàm đối diện. Nếu răng sứ bị lệch, khớp cắn sai, sẽ gây đau hàm, rối loạn khớp thái dương hàm và các tác hại khác. Nguyên nhân thường do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, hoặc thiết bị lạc hậu, quy trình chẩn đoán và mài răng chưa chuẩn xác.

Răng sứ ôm khít răng thật
Răng sứ ôm khít răng thật là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca thẩm mỹ. Răng sứ được chế tác dựa trên mẫu dấu răng, phải đảm bảo ôm sát với răng thật. Bác sĩ giỏi sẽ tạo tiếp xúc hoàn hảo giữa răng sứ và răng thật, đồng thời điều chỉnh điểm tiếp xúc với các răng bên cạnh. Nếu răng sứ không ôm khít, thức ăn dễ mắc vào khe hở. Lâu ngày, gây viêm lợi, sâu răng, đen viền nướu, đau, ê buốt và mất thẩm mỹ. Khi đó, bạn cần đến nha khoa, để tháo bỏ và điều trị lại.

Nướu khỏe mạnh
Nếu mão sứ không ôm sát răng thật, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu. Các triệu chứng thường gặp:
Chảy máu khi đánh răng.
Nướu sưng tấy.
Đau nhức nướu.
Nướu chuyển đỏ (thay vì hồng nhạt).
Nụ cười đẹp sau khi làm răng sứ
Răng trắng, đều, chưa đủ để có nụ cười hoàn hảo. Sự cân đối giữa môi, răng, nướu sẽ tạo nên tổng thể hài hòa khi cười.

Lựa chọn veneer sứ hay mão sứ
Hiện nay có hai phương pháp chính để làm răng sứ thẩm mỹ: bọc răng sứ (mão sứ) và dán sứ veneer.
Dán sứ veneer
Nên chọn veneer trong các trường hợp:
Răng nhiễm màu, xỉn màu, nhiễm tetracycline.
Men răng bất thường.
Răng thưa kẽ.
Răng hình thể bất thường (răng cửa nhỏ, răng dị dạng).
Răng bị nứt, sâu, trám thẩm mỹ mặt ngoài.
Răng hơi lệch nhẹ, không cần niềng.
Bọc răng sứ
Nên bọc mão sứ khi:
Răng sâu lớn.
Răng mòn nhiều.
Răng nứt men.
Vỡ thân răng.
Răng đã chữa tủy.
Mất men, răng dị dạng, đổi màu men.
Mất răng cần làm cầu sứ.
Bác sĩ giỏi sẽ chỉ định đúng trường hợp nên làm veneer, hay bọc mão sứ. Niềng răng là phương án thay thế, hoặc hỗ trợ. Ngoài ra, người bị sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu, cần điều trị ổn định trước khi làm răng sứ.
Nha sĩ thẩm mỹ uy tín chỉ khuyên làm răng sứ thẩm mỹ khi:
Khớp cắn tốt.
Cung răng đều.
Nướu khỏe, không mắc bệnh nha chu.
Tuổi từ 20 trở lên.
Sâu răng, viêm tủy (nếu có) đã được điều trị ổn định.
Cách chăm sóc và giữ gìn răng sứ thẩm mỹ
Độ bền đẹp của răng sứ phụ thuộc một phần vào cách chăm sóc răng miệng. Để răng sứ bền và đẹp, bạn cần lưu ý:
Vệ sinh răng miệng đúng cách.
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Tránh ăn đồ quá cứng, nhai đá, hoặc những thực phẩm có thể làm vỡ răng sứ.
Nếu có thói quen nghiến răng, hãy trao đổi với bác sĩ, để được tư vấn bảo vệ răng sứ.
Khám răng, lấy cao răng định kỳ.
Hạn chế thực phẩm gây xỉn màu răng. Nếu có, nên vệ sinh kỹ sau khi ăn uống.
Không hút thuốc lá.
Tìm phòng Labo gia công răng sứ chất lượng ở đâu?
Tại Việt Nam, XDENT LAB là một trong những đối tác chuyên gia công nha khoa cho thị trường quốc tế. XDENT là công ty con của tập đoàn Nha Việt – Trung tâm phân phối vật liệu nha khoa lớn nhất Việt Nam, từ năm 2006. Với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi cam kết mang đến răng sứ thẩm mỹ chất lượng, với giá cạnh tranh cho khách hàng.
--------❃--------
Vietnam Dental Laboratory - XDENT LAB
🏢 Factory 1: 95/6 Tran Van Kieu Street, Ward 10, District 6, Ho Chi Minh City, Vietnam
🏢 Factory 2: Kizuna 3 Industrial Park, Long An Province, Vietnam
☎ Hotline: 0919 796 718 📰 Get detailed pricing